Cơ bản về chứng khoán? Cách chơi chứng khoán?

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là bằng chứng về việc sở hữu cổ phần của một công ty phát hành (công ty cổ phần). Cụ thể đối với các doanh nghiệp khi lên sàn sẽ phát hành cổ phiếu (chứng từ về sở hữu cổ phần). Khi tiến hành mua bán các cổ phần này thì đó là việc bạn đang chơi chứng khoán. Vấn đề làm sao để mua được chứng khoán giá thấp và bán được giá cao thì là bạn đã thành công trong cuộc chơi này.

Tại sao chứng khoán lại biến động (tăng, giảm)

Để nắm rõ được tại sao chứng khoán lại tăng giảm thì các bạn nên có một chút kiến thức về tài chính. Chứng khoán (cổ phiếu) của một công ty chính là biểu tượng cho phần vốn góp của các cổ đông trong công ty. Hiểu đơn giản nó sẽ tăng giảm phụ thuộc vào giá trị công ty. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố làm chứng khoán biến động hơn là những yếu tố về kế toán, tài chính.

Ví dụ: Công ty A vốn điều lệ 1.000.000 VNĐ và giá 1 cổ phần là 10.000 VNĐ/cổ phần => Số cổ phần công ty A có là 100 cổ phần. Nếu công ty A làm ăn lãi 99.000.000 VNĐ thì tổng giá trị tài sản của cty A tương đương 100.000.000 VNĐ => giá trị cổ phần của công ty A là 1.000.000 VNĐ/cổ phần (chứng khoán tăng) và ngược lại nếu cty A làm ăn thua lỗ thì chứng khoán sẽ giảm tương ứng.

Một số yếu tố dẫn tới biến động chứng khoán

  1. Do BCTC của các công ty (có lãi hoặc lỗ) làm ảnh hưởng tới giá trị công ty dẫn tới biến động chứng khoán làm tổng giá trị công ty tăng hoặc giảm
  2. Do báo các hàng quý các công ty phải công bố (tương tự như BCTC của công ty)
  3. Công ty mua, bán cổ phiếu quỹ (cty mua thì chứng khoán tăng, công ty bán thì chứng khoán giảm)
  4. Có thông tin về việc hàng hoá, dịch vụ của công ty tăng lên làm tăng nhu cầu của nhà đầu tư làm tăng cầu mua CK dẫn tới tăng giá
  5. Do lái (các đối tượng thao túng chứng khoán). Thường các chứng khoán có giá trị thấp hoặc thanh khoản thấp dễ bị thao túng

Bắt đầu chơi chứng khoán như thế nào?

Để bắt đầu chơi chứng khoán, đầu tiên khách hàng sẽ phải tạo tài khoản ở các công ty chứng khoán (VND, TCBS, SSI, VCBS…) tương tự như tạo tài khoản ngân hàng. Sau đó, nạp tiền vào tài khoản và chọn mã chứng khoán kèm theo giá mua, bán mong muốn để tiến hành mua bán. Khi tạo tài khoản cần quan tâm một số vấn đề sau:

  1. Giao diện phần mềm (tuỳ từng công ty chứng khoán giao diện phần mềm có thể dễ hoặc khó nhìn)
  2. Mức phí giao dịch (thường phí giao dịch sẽ ở mức từ 0 – 1.5% tuỳ công ty)
  3. Phí khác (Phí lưu ký thường không đáng kể nhưng cũng nên xem xét)
  4. Hỗ trợ (Một số đơn vị sẽ có tư vấn viên tính phí)

Thuế, phí khi chơi chứng khoán

Khi mua bán chứng khoán sẽ có thuế và phí. Trong đó, thuế TNCN khi bán chứng khoán là 0.1% giá trị bán (cho dù bạn có lỗ hay lãi đều mất phí này vì đây là quy định của luật). Phí mua, bán tuỳ từng công ty. Ví dụ TCBS có mức phí là 0.1% tức là khi mua bán ngang giá tại TCBS bạn sẽ mất 0.3% cả phí và thuế.

Thời gian để nhận chứng khoán và tiền

Khi mua chứng khoán ở VN thì chứng khoán sẽ về tài khoản sau 3 ngày (T+3) hiểu là sau 3 ngày từ khi bạn mua thì bạn mới có thể bán chứng khoán mình đã mua. Tương tự tiền sẽ về sau 2 ngày (T+2) tức là sau 2 ngày bán chứng khoán bạn mới nhận được tiền. Tất nhiên các thông tin vẫn được ghi nhận trong tài khoản chứng khoán của bạn.

Cách xem bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán thường có dạn như trên, trong đó có một số nội dung như sau:

Mã chứng khoán: Mã chứng khoán do các công ty phát hành

Dư mua, dư bán: Số lượng cổ phiếu và mức giá được mua bán trong phiên giao dịch. Hiện tại chỉ hiện 3 mức giá mua, bán gần với mức giá khớp lệnh nhất

Khớp lệnh: Khối lượng giao dịch hoàn thành khi giá mua = giá bán (hiển thị gần nhất)

Các mức giá (cao, TB, thấp): Mức giá tương ứng của loại chứng khoán trong phiên

Các thông tin khác: Tổng khối lượng, giá trị giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài mua, bán.

Ý nghĩa các thuật ngữ trong chứng khoán

Các sàn chứng khoán HOSE, UPCOME, HNX: Các sàn này có thời gian giao dịch khác nhau

Các loại lệnh chứng khoán: ATO, ATC, MP, LO: Các lệnh có cách thức đặt lệnh và mua bán khác nhau.

  • Lệnh ATO, ATC là lệnh không có giá trị mua bán, ưu tiên khớp lệnh với giá trị của CK và đầu phiên hoặc cuối phiên
  • Lệnh MP: Mua hoặc bán với mức giá cao nhất, thấp nhất (đã được khớp) trong phiên
  • Lệnh thường: Mua bán thông thường theo người chơi

Tạo tài khoản chứng khoán tại đây để chơi ngay hôm nay!