Chuyên mục lưu trữ: MMO

Kiếm tiền online

Kiếm tiền với Adsense tin tức tiếng Việt

Có lẽ ae trong Group đa phần là những SEOer lâu năm và hiện tại vẫn đang cháy hết mình với nghề. Việc viết 1 bài chia sẻ thuần về kỹ thuật và tư duy SEO chẳng khác nào khác nào dùng sở đoản của bản thân để giao tiếp với sở trường của người khác. Mình chẳng dám múa rìu qua mắt thợ đâu.

Vậy nên ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ 1 Case Study thuần về “định hướng kiếm tiền” thôi nhé. Đương nhiên SEO vẫn là 1 yếu tố không thể thiếu, góp phần quan trọng trong bức tranh tổng thể, nhưng mình sẽ không đi quá sâu vào phần kỹ thuật và phương pháp. Kiếm tiền là chính mà. Đồng ý không?

Case này mình lên ý tưởng và đưa vào vận hành từ 2019, đến 2020 thì bắt đầu gặt hái được những thành công nhất định. Đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là nguồn thu nhập chính của mình sau bao đợt GG update.

Hy vọng những kinh nghiệm mà mình chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp ích được cho nhiều anh em đang muốn dấn thân vào con đường “nghiệp SEO” này.

Trước khi bắt đầu, mình sẽ tóm tắt sơ qua về Case Study này nhé:
– Chủ đề website: Tin tức tổng hợp
– Nền tảng: WordPress
– Hosting: VPS + Cloudflare
– Traffic: 100% từ SEO
– Platform đặt QC kiếm tiền: Google Adsense

Giờ thì chúng ta bắt đầu vào những điểm chính nào.

DOMAIN

Mặc dù nhiều người nói Domain mới hay cũ không quá quan trọng trong việc làm SEO. Nhưng với mình, Domain cũ vẫn đáng dùng hơn. Các giá trị có sẵn của 1 Expired Domain (tên miền hết hạn) như tuổi đời, độ Trust, Backlink,… chắc chắn sẽ là 1 lợi thế mà Domain mới toanh không thể nào có được.

Để tìm kiếm và mua 1 tên miền hết hạn, mình sử dụng trang Web expireddomains(.) net với các tiêu chí để lọc như sau:
– Tên miền .com hoặc .net hoặc .org
– Trust Flow + Citation Flow >10
– Tên miền có chứa từ khóa chính của Website

Sau khi lọc được 1 mớ, mình tiếp tục đưa lên Wayback Machine để check lịch sử Web, xem nó có đăng cái gì vi phạm chính sách không. Bước cuối cùng là bỏ lên Ahrefs để check lịch sử Backlink. Các bài viết về tìm kiếm tên miền hết hạn trên GG hiện tại khá nhiều, các bạn có thể nghiên cứu thêm.

Tóm lại, tên miền cũ với các giá trị có sẵn từ trước sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn trong việc SEO. Nếu bạn nào đang dùng phương pháp kéo Traffic từ Social thì đây là 1 lựa chọn rất tốt (tên miền có tuổi đời lâu và có độ trust cao sẽ được ưu ái hơn trong việc “kích Reach” cũng như có tỉ lệ ăn đề xuất cao hơn).

WEBSITE

Đương nhiên là WordPress rồi, điều này chắc không phải bàn cãi gì nữa. Mặc dù nhiều người vẫn hay phàn nàn về các hạn chế của WordPress (bảo mật, tốc độ,…), nhưng với mình, đã xác định mục tiêu rõ ràng khi làm Web là để kiếm tiền, thì WordPress là ưu tiên số 1.

Tại sao mình lại nói như thế, bởi vì các nguyên nhân sau:
– Làm web WordPress quá dễ, kể cả với người không biết gì
– Có rất nhiều Themes đã được tùy chỉnh tối ưu hóa, người dùng chỉ cần cài và không cần tinh chỉnh gì thêm
– Có nhiều Plugin phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
– Có nhiều bài viết, video hướng dẫn.
– Cũng có nhiều người sẵn sàng hỗ trợ bạn (Có phí hoặc miễn phí phụ thuộc vào độ khó của vấn đề).

Và trong các Themes đã sử dụng qua khi làm Web với WordPress, mình cảm thấy Newspaper là con Themes hoàn hảo nhất dành cho việc tối ưu hóa khả năng quảng cáo. Bộ đôi Newspaper + GG Adsense sinh ra dường như là để dành cho nhau vậy. Kết hợp Auto Ads + Chế độ Load Ads tối đa của Google Adsense với con themes này sẽ mang lại hiệu quả tối đa.

Themes Newspaper có giá tầm 50 USD (bản quyền). Mặc dù trên mạng có rất nhiều nơi share free, cũng như hướng dẫn crack các kiểu, nhưng theo mình, nên mua hàng chính hãng anh em ạ. Việc này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro về mã độc và sự cố phát sinh ngoài ý muốn sau này.

Mình từng 1 lần bị mã độc có sẵn trong Themes bùng ra, khiến tất cả các website ở trên cùng Host dính chưởng, sổ ra 1 đống page tiếng Nhật tiếng Tàu, cũng như tự động chuyển hướng về các site khác. Khắc phục cả tháng trời, ngán ngẩm lắm.

HOSTING

Nếu đã xác định cơm áo gạo tiền, ae nên dùng VPS. Mặc dù Hosting có giá rẻ hơn nhưng sau quá nhiều kinh nghiệm xương máu, hiện tại mình không còn sử dụng các gói Shared Host giá rẻ nữa. Lý do chính là mỗi khi Website cắn traffic khủng (từ các bài on Trends từ SEO hoặc ăn đề xuất từ FB), thì Website đều sập. Realtime tầm 150 – 200 là bắt đầu chập chờn, và trên 200 thì liệm. Không còn gì đau hơn việc nhìn tiền rớt trúng đầu nhưng lại không lấy được. Sau này mình kết hợp thêm Cloudflare để giảm tải cho Web, nếu có điều kiện thì ae nên sử dụng gói Pro 20 USD của Cloudflare để có full tính năng. Còn không thì sử dụng gói Free cũng được. Các hướng dẫn về Cloudflare đều có sẵn trên mạng.

Chốt: Nên sử dụng VPS + Cloudflare.

CONTENT

Trong suốt nhiều năm ăn nằm cùng Web, có 4 phương pháp chính mình sử dụng để tạo Content cho Web:
– PP1: Sử dụng Wayback Machine, lấy lại các Content trên các Web đã không còn hoạt động, trong mắt GG, khi những Content này đội mồ sống lại thì nó vẫn tươi mới và Unique như thường
– PP2: Đi Copy bài từ các Group kín, hoặc các bài trên các Fanpape nhưng chưa được GG index (Không phải bài nào từ Social cũng sẽ được index đâu). Tử tế hơn bằng cách để nguồn nhé ae ?
– PP3: Mỗi ngày vào Google Trends, chọn chế độ là 24 giờ qua, và tìm kiếm các từ khóa sau: “là ai”, “là gì”, “clip” đây là những chủ đề sẽ luôn có cái để viết và thu về 1 lượng traffic cực kì khủng. Đặc biệt từ khóa “là ai” + sự phát triển của Tiktok hiện tại, bạn sẽ không thiếu bài để viết.
– PP4: Yêu cầu kỹ thuật SEO, Research từ khóa các kiểu, lên list rồi thuê CTV viết. Giá 50-100K/bài. Nói chung làm gì cũng phải bỏ tiền đầu tư nhé ae.

Ở VN, các chủ đề về Drama, 1.8+, lộ clip,… các kiểu luôn là những thứ hút traffic nhất. Với 1 chút tư duy + khả năng lách + khả năng dùng GG Trends, bạn có thể kiếm về hàng trăm nghìn traffic 1 ngày chỉ với 1 bài viết.

SEO

Về hướng đi SEO, mình xác định sẽ đi theo 2 hướng chính:
– SEO để domain mạnh, 1 domain đã mạnh thì cho dù lên bất cứ bài nào cũng sẽ rất dễ lọt Top
– SEO các từ khóa đinh của các bài đinh, để có 1 lượng traffic ổn định hàng ngày.

Câu chuyện làm SEO vẫn xoay quanh content và backlink thôi ae. Content thì như đã nói ở trên, còn Backlink thì toàn bộ mình đi thuê cả, thuê cả tây cả ta.

Backlink giá rẻ mình thuê ở Fiverr + SEOClerk. Backlink chất hơn 1 tí + gói Backlink Social thì mình thuê đơn vị trong nước. Nói chung khi đi thuê backlink thì cũng 9 thầy 10 thuốc, khi khỏi bệnh cũng chẳng biết là do thuốc của ông thầy nào, do đó cũng rất khó mà nói là backlink của ai hiệu quả hơn.

ĐĂNG KÝ GA

Đầu tiên phải nói luôn, Google Adsense không phải là platform duy nhất cho phép đặt quảng cáo và kiếm tiền. Ngoài GA ra còn rất nhiều nền tảng khác cũng có chức năng tương tự, ví dụ như Mgid, Adskeeper,…

Nhưng…

GA vẫn luôn là 1 tượng đài và 1 cái gì đó rất thần thánh, ai cũng muốn yêu và được yêu bởi GA. Nhiều người nói đăng ký GA khó, nhưng với mình, GA lại là thằng dễ đăng ký nhất, nếu Website của bạn có đủ các thứ dưới đây:
– Trước khi đăng ký, Website phải có ít nhất 10 – 20 bài Unique, không copy. Nếu site tiếng Việt thì có thể tự viết, site tiếng anh thì có thể thuê trên Fiverr (gói 25 USD/ 20 bài)
– Website bắt buộc phải có 5 trang cơ bản sau đây: About us, Contact, Private policy, Terms and Conditions, Disclaimers
– Website có cài Google Analytics, GG Search Consose và phải được index (Nhiều bạn site chưa được index, bài viết chưa được index đã mang đi đăng ký rồi)
– Tốt nhất là nên có traffic, không cần nhiều, 10-20 visit mỗi ngày cũng được
– Sau khi mang đi đăng ký nếu bị tự chối, cứ tiếp tục bấm xem xét lại thêm 1 2 lần nữa, đa số đều sẽ duyệt.

CÁC VẤN ĐỀ VỚI GA

AE chơi GA sẽ thường gặp 1 số vấn đề, trong đó vấn đề gây “sợ hãi” nhiều nhất là cụm từ Limit. Đặc biệt là các ae khéo traffic từ Social hoặc có lượng traffic cao đột biến, vậy Limit là gì và xử lý nó thế nào?

1. Tại sao lại xảy ra hiện tượng Limit

Đa số Limit xảy ra với các tài khoản GA mới, chưa được Paid lần nào và bỗng dưng có lượng Traffic tăng cao đột biến hoặc bị phát hiện content trên Web có bài vi phạm chính sách. Lúc này Google sẽ ra thông báo limit và cho tạm dừng toàn bộ quảng cáo đang hiện.

2. Limit có phải là chấm hết

Limit không phải là chấm hết và vứt acc, mà nó chẳng qua là 1 cách để GG có khoảng thời gian để xác minh lại bạn có thực sự vi phạm hay không. Nếu bạn tuân thủ luật chơi và không cheat, gian lận hoặc có các hành vi vi phạm chính sách khác thì không cần phải lo. Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy.

3. Khi bị Limit thì phải làm gì

Không cần làm gì cả, chỉ cần chờ đợi. Có 1 số người bảo nên gỡ hết các đoạn mã GA khỏi Web nhưng theo mình là không cần thiết, nếu không làm sai thì chả cần làm gì.

4. Thời gian thoát Limit là bao lâu

Thường thì 1-2 tháng Limit sẽ được gỡ, mọi thứ sẽ trở lại bình thường và bạn sẽ rất khó bị limit thêm lần nào nữa (Kiểu mấy người chết hụt thường sống rất dai)

5. Làm sao để không bị Limit

Cho dù bạn không làm gì, đôi khi bạn vẫn bị Limit (theo kiểu thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót). Còn nếu bạn đã VPCS ngay từ đầu thì Limit cũng đâu có oan, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Nên, tốt nhất là, cứ tuân thủ luật chơi, sân chơi của GG, GG là luật, luật là GG, đừng cố gắng “qua mặt” nó làm gì cả.

KẾT

Đây là bài viết mình rút ra từ những trải nghiệm cá nhân, hoàn toàn không có ý áp đặt theo kiểu đúng hoàn toàn hoặc sai hoàn toàn. Nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc, ae cứ thoải mái comment ở dưới nhé.

Cảm ơn và chúc 1 ngày tốt lành.

Nguyễn Anh Tín – Nghiện SEO

Cách tạo tài khoản Adsense? Kiếm tiền với Adsense?

Bạn đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập qua mạng và làm ở nhà mà chưa biết cách thực hiện như thế nào? Đối tác có uy tín hay không? Thì đây là bài viết mà bạn nên đọc và chuẩn bị các bước để kiếm tiền với Adsense.

Google Adsense là gì?

Google Adsense hay Adsense là một hình thức kiếm tiền online với goolge thông qua hoạt động quảng cáo của google. Trong đó, bạn là người cung cấp nội dung (bài viết, video) sau đó thu hút lượt xem và để Adsense quảng cao trên các content đó của bạn. Trường hợp này bạn là người sáng tạo nội dung, Adsense là trung gian kết nối với nhà quảng cáo. Với việc MMO bằng Adsense các bạn chỉ cần gắn một đoạn mã đơn giản lên website hoặc đủ điều kiện nếu ở Youtube và sáng tạo nội dung là có thể kiểm tiền bằng Adsense được rồi.

Ví dụ về Adsense trên Website
Ví dụ về Adsense trên Youtube

Điều kiện Adsense với Website: Để đăng ký Adsense với Website bạn cần tạo một website và sáng tạo nội dung. Sau đó đăng ký tài khoản Adsense và gửi cho Google để duyệt nội dung website đó. Để bắt đầu tạo tài khoản Adsense bạn có thể bắt đầu từ đây https://www.google.com/intl/vi_vn/adsense/start/. Việc đăng ký khá đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký như tài khoản Gmail và gắn mã Adsense theo hướng dẫn của google

Giao diện duyệt Adsense

Điều kiện Adsense với Youtube: Để được kiếm tiền bằng Adsense với Youtube các bạn cần có ít nhất 1000 người đăng ký và 4000 giờ xem.

Như vậy, sau bài viết này các bạn đã tạo được tài khoản Adsense và bắt đầu sáng tạo nội dung để kiế tiền. Sau khi đã đăng ký được Adsense và thực hiện kiếm tiền để check thu nhập các bạn có thể truy cập theo link sau https://www.google.com/adsense/new#main/home

Báo cáo thu nhập của Adsense
Affiliate Marketing là gì?

Affiliate là gì? Cách chạy affiliate như thế nào?

Affiliate là gì?

Affiliate Marketingtiếp thị liên kết, đây là một trong những kênh marketing hiệu quả hiện nay. Hiểu đơn giản khi các Publisher (cộng tác viên) tiếp thị qua các liên kết (link) và có khách hàng mua hàng qua link đó thì Advertiser (Doanh nghiệp) sẽ trả tiền cho các Publisher chỉ dựa trên hiệu quả (các đơn hàng).

Hiểu đơn giản đây là một hình thức quảng cáo trong nhiều hình thức quảng cáo khác. Trong đó doanh nghiệp sẽ trả phí khi phát sinh đơn hàng qua các liên kết của cộng tác viên. Trong đó, chủ shop (hoặc doanh nghiệp, nhà cung cấp) được gọi là Advertiser; các cộng tác viên được gọi là Publisher, có nhiệm vụ tìm kiếm khách mua hàng và nhận hoa hồng cho mỗi khách thành công.

So với các mô hình tiếp thị truyền thống phải tuyển dụng, đào tạo quản lý từng nhân sự phức tạp thì Affiliate Marketing là một mô hình hiện đại trong thời đại thương mại điện tử hiện nay. Affiliate Network là cầu nối trung gian quan trọng, cung cấp cùng lúc hàng nghìn Publisher cho các chủ shop (doanh nghiệp). Còn các Publisher cộng tác cũng có đa dạng sản phẩm để thoả sức lựa chọn. Đồng thời còn cung cấp bảng quản lý đơn hàng minh bạch, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Ưu điểm của Affiliate đối với Publisher (cộng tác viên)

Affiliate là một trong những kênh kiếm tiền online (MMO) vì nhiều lý do như sau:

  • Thu nhập hấp dẫn, không quan trọng bạn làm như thế nào, quan trọng là kết quả ra sao. Nếu có kiến thức về Marketing số tiền kiếm được có thể là một con số khổng lồ
  • Không cần bỏ vốn, không ràng buộc thời gian, bán được nhiều sản phẩm khác nhau
  • Khâu bán hàng và bảo hành sẽ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm

Ưu điểm của Affiliate đối với Advertiser (Doanh nghiệp)

  • Dựa trên tính hiệu quả, doanh nghiệp chỉ phải trả phí quảng cáo khi phát sinh đơn hàng
  • Miễn phí quảng bá thương hiệu (branding) cho doanh nghiệp
  • Tăng trưởng hiểu quả vì số lượng cộng tác viên đông đảo
  • Không còn lo thất thoát chi phí quảng cáo

Các hình thức hợp tác Affiliate thông dụng

  • CPS (Cost Per Sale): chỉ trả phí khi đơn hàng thành công.
  • CPO (Cost Per Order): chỉ trả phí khi có khách đặt hàng.
  • CPL (Cost Per Lead): chỉ trả phí khi khách hàng hoàn thành form đăng ký.
  • CPR (Cost Per Register): chỉ trả phí khi có người dùng cài đặt mobile app + đăng ký tài khoản, chống fraud – cài đặt ảo.
  • KOC (Key Opinion Customer): booking performance KOL

Ví dụ: Affiliate marketing nổi bật tại Việt Nam

  • Masoffer: là nền tảng Affiliate Marketing uy tín nhất Việt Nam với mức hoa hồng chia sẻ thuộc nhóm cao nhất hiện nay: lên đến 20%, thời gian thanh toán nhanh và hỗ trợ các Publisher với các công cụ hỗ trợ tùy biến trang web như : Hệ thống báo cáo doanh thu tự động, chức năng quảng cao tự động.
  • Accesstrade: Cũng là nền tảng Affiliate Marketing uy tín nhất Việt Nam với ưu điểm như: Các chiến dịch đa dạng, mức hoa hồng chia sẻ cao, hệ thống thông minh, tính chuyển đổi liên hoàn, công nghệ Nhật Bản uy tín…
  • Lazada: Chương trình liên kết Lazada Affiliate (affiliate marketing lazada) giúp các đối tác kiếm tiền từ web và ứng dụng với mức hoa hồng là 8% cho mỗi đơn hàng được tạo ra. Điểm mạnh của chương trình liên kết này là sử dụng các công nghệ tiên tiến với hàng ngàn lựa chọn banner và những hình ảnh hấp dẫn, một chu kỳ thanh toán dễ dàng và thời gian xác nhận ngắn (Hiện tại Lazada đã dừng chương trình Affiliate)
  • Zalora: Bạn có thể đăng kí Zalora qua hệ thống Commission Junction hay Zalora.vn, sau đó Zalora sẽ xét duyệt bản đăng kí của bạn để đánh giá khả năng hợp tác. Nhà cung cấp sản phẩm chính là Zalora. Hoa hồng 12% cho khách hàng mới và 5% cho khách hàng cũ) v.v..

Đăng ký ngay để trở thành cộng tác viên của Accesstrade tại đây

Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu

Khi mới bắt đầu làm Affiliate thì làm như thế nào? Cách thức Affiliate hiệu quả cho người mới bắt đầu

1. Chọn thị trường ngách phù hợp: Việc lựa chọn thị trường ngách là một trong các công việc quan trọng bậc nhất vì nếu chọn được thị trường phù hợp bạn sẽ không phải cạnh tranh quá nhiều. Affiliate sẽ dễ hơn nếu bạn có niềm yêu thích với nó. Ví dụ như về công nghệ các bạn sẽ review các sản phẩm điện thoại hoặc bỉm sữa, xe đẩy cho bé sẽ phù hợp với các bà mẹ…

2. Nghiên cứu và tham gia các chương trình tiếp thị liên kết phù hợp: Mỗi chương trình tiếp thị liên kết sẽ có những yêu cầu riêng, hãy nghiên cứu cụ thể các hình thức hợp tác affilitate trước khi bắt đầu.

3. Xây dựng một trang website hoặc kênh youtube: Thông thường website hoặc youtube là các kênh makerting thông dụng hiện nay phù hợp để chạy affiliate. Hãy tham khảo và tạo website bằng WordPress vì đó là một trong những mã nguồn mở khá đơn giản phù hợp với người mới bắt đầu

4. Sản xuất nội dung chất lượng cao: Google luôn hướng tới người dùng, vì vậy nội dung chất lượng cao là phù hợp để các kết quả tìm kiếm của bạn được ở trên top tìm kiếm. Khi đó kết quả Affiliate sẽ khả quan hơn so với việc làm một cách thủ công. Mục tiêu là thiết lập một trang web uy tín trong lĩnh vực của bạn, và cách chính để làm điều này là luôn tạo ra nội dung độc đáo, chất lượng cao. Các vấn đề cần lưu ý khi sản xuất nội dung gồm:

Đánh giá sản phẩm (Product Review): Mô hình trang web Affiliate của bạn có thể dựa trên việc viết bài đánh giá về các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Đây là một mô hình phổ biến và nếu được thực hiện tốt, có thể rất hữu ích trong việc tạo ra doanh thu. Các website về review thường tập trung vào những sở thích riêng biệt của một nhóm người dùng. Một số lĩnh vực hiệu quả: Review về phim, Review về nhà hàng, khách sạn, Review về địa điểm du lịch, Review về các khóa học (Tiếng Anh, Marketing,…).

Bài viết giải quyết các vấn đề, câu hỏi hoặc vấn đề phổ biến có liên quan đến thị trường mục tiêu: Khi tạo bài đăng trên blog, bạn nên thực hiện một số nghiên cứu từ khóa để tìm hiểu xem khán giả của bạn quan tâm và tìm kiếm nội dung như thế nào. Ngoài ra, hãy nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu trên các forum và phương tiện truyền thông xã hội để thu hẹp các chủ đề cho blog của bạn.

Nội dung Evergreen: Bạn có thể xây dựng một trang web có nội dung Evergreen (nội dung không bao giờ lỗi thời và luôn hữu ích cho đối tượng của bạn). Quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu từ khóa mở rộng trước khi lên kế hoạch cho bất kỳ nội dung Evergreen nào, vì trang web của bạn có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng từ khóa phù hợp trong nội dung đó.

Sản phẩm cung cấp thông tin: Đăng tải các sản phẩm thông tin miễn phí như một e-book, email series hoặc một khóa học nhỏ là một chiến thuật phổ biến nhiều Affiliate Marketers sử dụng. Thông thường, độc giả của bạn sẽ phải cung cấp địa chỉ email của họ để nhận sản phẩm từ bạn. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin này để bán sản phẩm cho họ qua Email Marketing. Ngoài ra, một sản phẩm cung cấp thông tin có thể tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm thực tế mà bạn đang cố gắng bán.

5. Xây dựng khán giả: Khán giả quan tâm sẽ không chỉ mang lại cho bạn lưu lượng truy cập, mà còn mang lại doanh thu cho bạn. Vậy làm cách nào để bạn bắt đầu xây dựng khán giả cho một trang web hoàn toàn mới? Việc xây dựng khán giả có thể bằng nhiều cách như: Quảng cáo google, tạo fanpage, nhóm facebook.

Hy vọng, các nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu một cách hiệu quả về Affiliate Marketing và hỗ trợ được nhiều người khi nghiên cứu về vấn đề này.

Cơ bản về chứng khoán? Cách chơi chứng khoán?

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là bằng chứng về việc sở hữu cổ phần của một công ty phát hành (công ty cổ phần). Cụ thể đối với các doanh nghiệp khi lên sàn sẽ phát hành cổ phiếu (chứng từ về sở hữu cổ phần). Khi tiến hành mua bán các cổ phần này thì đó là việc bạn đang chơi chứng khoán. Vấn đề làm sao để mua được chứng khoán giá thấp và bán được giá cao thì là bạn đã thành công trong cuộc chơi này.

Tại sao chứng khoán lại biến động (tăng, giảm)

Để nắm rõ được tại sao chứng khoán lại tăng giảm thì các bạn nên có một chút kiến thức về tài chính. Chứng khoán (cổ phiếu) của một công ty chính là biểu tượng cho phần vốn góp của các cổ đông trong công ty. Hiểu đơn giản nó sẽ tăng giảm phụ thuộc vào giá trị công ty. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố làm chứng khoán biến động hơn là những yếu tố về kế toán, tài chính.

Ví dụ: Công ty A vốn điều lệ 1.000.000 VNĐ và giá 1 cổ phần là 10.000 VNĐ/cổ phần => Số cổ phần công ty A có là 100 cổ phần. Nếu công ty A làm ăn lãi 99.000.000 VNĐ thì tổng giá trị tài sản của cty A tương đương 100.000.000 VNĐ => giá trị cổ phần của công ty A là 1.000.000 VNĐ/cổ phần (chứng khoán tăng) và ngược lại nếu cty A làm ăn thua lỗ thì chứng khoán sẽ giảm tương ứng.

Một số yếu tố dẫn tới biến động chứng khoán

  1. Do BCTC của các công ty (có lãi hoặc lỗ) làm ảnh hưởng tới giá trị công ty dẫn tới biến động chứng khoán làm tổng giá trị công ty tăng hoặc giảm
  2. Do báo các hàng quý các công ty phải công bố (tương tự như BCTC của công ty)
  3. Công ty mua, bán cổ phiếu quỹ (cty mua thì chứng khoán tăng, công ty bán thì chứng khoán giảm)
  4. Có thông tin về việc hàng hoá, dịch vụ của công ty tăng lên làm tăng nhu cầu của nhà đầu tư làm tăng cầu mua CK dẫn tới tăng giá
  5. Do lái (các đối tượng thao túng chứng khoán). Thường các chứng khoán có giá trị thấp hoặc thanh khoản thấp dễ bị thao túng

Bắt đầu chơi chứng khoán như thế nào?

Để bắt đầu chơi chứng khoán, đầu tiên khách hàng sẽ phải tạo tài khoản ở các công ty chứng khoán (VND, TCBS, SSI, VCBS…) tương tự như tạo tài khoản ngân hàng. Sau đó, nạp tiền vào tài khoản và chọn mã chứng khoán kèm theo giá mua, bán mong muốn để tiến hành mua bán. Khi tạo tài khoản cần quan tâm một số vấn đề sau:

  1. Giao diện phần mềm (tuỳ từng công ty chứng khoán giao diện phần mềm có thể dễ hoặc khó nhìn)
  2. Mức phí giao dịch (thường phí giao dịch sẽ ở mức từ 0 – 1.5% tuỳ công ty)
  3. Phí khác (Phí lưu ký thường không đáng kể nhưng cũng nên xem xét)
  4. Hỗ trợ (Một số đơn vị sẽ có tư vấn viên tính phí)

Thuế, phí khi chơi chứng khoán

Khi mua bán chứng khoán sẽ có thuế và phí. Trong đó, thuế TNCN khi bán chứng khoán là 0.1% giá trị bán (cho dù bạn có lỗ hay lãi đều mất phí này vì đây là quy định của luật). Phí mua, bán tuỳ từng công ty. Ví dụ TCBS có mức phí là 0.1% tức là khi mua bán ngang giá tại TCBS bạn sẽ mất 0.3% cả phí và thuế.

Thời gian để nhận chứng khoán và tiền

Khi mua chứng khoán ở VN thì chứng khoán sẽ về tài khoản sau 3 ngày (T+3) hiểu là sau 3 ngày từ khi bạn mua thì bạn mới có thể bán chứng khoán mình đã mua. Tương tự tiền sẽ về sau 2 ngày (T+2) tức là sau 2 ngày bán chứng khoán bạn mới nhận được tiền. Tất nhiên các thông tin vẫn được ghi nhận trong tài khoản chứng khoán của bạn.

Cách xem bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán thường có dạn như trên, trong đó có một số nội dung như sau:

Mã chứng khoán: Mã chứng khoán do các công ty phát hành

Dư mua, dư bán: Số lượng cổ phiếu và mức giá được mua bán trong phiên giao dịch. Hiện tại chỉ hiện 3 mức giá mua, bán gần với mức giá khớp lệnh nhất

Khớp lệnh: Khối lượng giao dịch hoàn thành khi giá mua = giá bán (hiển thị gần nhất)

Các mức giá (cao, TB, thấp): Mức giá tương ứng của loại chứng khoán trong phiên

Các thông tin khác: Tổng khối lượng, giá trị giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài mua, bán.

Ý nghĩa các thuật ngữ trong chứng khoán

Các sàn chứng khoán HOSE, UPCOME, HNX: Các sàn này có thời gian giao dịch khác nhau

Các loại lệnh chứng khoán: ATO, ATC, MP, LO: Các lệnh có cách thức đặt lệnh và mua bán khác nhau.

  • Lệnh ATO, ATC là lệnh không có giá trị mua bán, ưu tiên khớp lệnh với giá trị của CK và đầu phiên hoặc cuối phiên
  • Lệnh MP: Mua hoặc bán với mức giá cao nhất, thấp nhất (đã được khớp) trong phiên
  • Lệnh thường: Mua bán thông thường theo người chơi

Tạo tài khoản chứng khoán tại đây để chơi ngay hôm nay!

Hướng dẫn giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Cách thức mua bán chứng quyền có bảo đảm trên sàn chứng khoán? Chơi chứng quyền có bảo đảm như thế nào? Hình thức chơi chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và niêm yết trên Sàn giao dịch HSX. Nhà đầu tư trả phí cho CTCK để được quyền mua Chứng khoán cơ sở tại một mức giá và thời điểm xác định trước.

Chứng quyền có 2 loại là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Tuy nhiên theo quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch HSX thì các CTCK chỉ phép được phép phát hành Chứng quyền mua.

Các thông tin cơ bản của chứng quyền

Theo quy định, chứng quyền có kỳ hạn từ 3-24 tháng. Các công ty chứng khoán trong đợt phát hành đầu tiên chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 3 tháng, bên cạnh kỳ hạn 6 tháng. Dạng chứng quyền như sau: CMWG2102

Ý nghĩa các thông số chứng quyền

  1. Ký hiệu C: (trong CMWG2102) có ý nghĩa là chứng quyền mua
  2. MWG: là tài sản mà giá chứng quyền phụ thuộc vào đó cụ thể là chứng khoản của thế giới di động
  3. 2102: trong đó 21 là năm phát hành (2021) và 02 là số thứ tự chứng quyền được trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cấp
  4. Giá chứng quyền: là chi phí nhà đầu tư bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền (tương tự giá chứng khoán cũng có giá trần và giá sàn)
  5. Giá thực hiện: Giá mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn (120 nghìn đồng)
  6. Giá thanh toán: Mức giá để xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điểm thực hiện quyền (tính bằng bình quân 5 giá phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền) được tổ chức phát hành (công ty chứng khoán) công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền
  7. Tỷ lệ chuyển đổi: Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần có để mua 1 chứng khoán cơ sở (5:1)
  8. Ngày giao dịch cuối cùng: Hai ngày trước ngày đáo hạn chứng quyền. Sau ngày này, chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết (31/07/2021)
  9. Ngày đáo hạn: Ngày cuối cùng người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền (02/08/2021)
  10. Ngày thanh toán: Ngày nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành cho chứng quyền có lãi

Giao dịch chứng quyền

Mua – Bán chứng quyền : Có 2 cách để nhà đầu tư mua chứng quyền: Mua trên thị trường sơ cấp (đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành ) hoặc mua trên thị trường thứ cấp (mua trên sàn giao dịch sau khi chứng quyền niêm yết). Tương tự với giao dịch mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch hoặc chờ đến ngày chứng quyền đáo hạn, tổ chức phát hành sẽ hạch toán lời lỗ và thanh toán cho NĐT.

Tài khoản giao dịch: chứng quyền giao dịch như một cổ phiếu nên NĐT chứng quyền không cần mở mới tài khoản mà sử dụng chung tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.

Thời gian giao dịch và các phiên đóng cửa, mở cửa sẽ tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên HOSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 chứng quyền

Thời gian thanh toán: Bù trừ đa phương, T+2

Giá tham chiếu: Giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm sau.

Giá trần/sàn của chứng quyền:  được xác định theo công thức sau:

Giá trần/sàn chứng quyền = Giá tham chiếu cứng quyền +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ:
Giá chứng khoản MWG tại thời điểm tính là 134,800 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 8.850 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 5:1

  • Giá trần chứng quyền = 8.850 + (134,800*7%)/5 = 10.730 đồng
  • Giá sàn sàn = 8.850 – (134,800*7%)/5 = 6.970 đồng

Ví dụ về chứng quyền

Ngày 01/03/2021, nhà đầu tư A mua 1,000 Chứng quyền trên cổ phiếu MWG (Giá hiện tại của FPT là 134.800 đồng) với các thông số sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: 5:1
  • Thời hạn CW: 6 tháng
  • Ngày đáo hạn: 02/08/2021
  • Giá thực hiện 120.000 đồng
  • Giá CW: 8.850 đồng/CW

Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1,000 CW FPT là: 1000 * 1.900 = 8.850.000 đồng

Sau 02 tháng:

Giả sử giá một chứng quyền mua trên thị trường là 10.730 đồng. Nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm này trên sở giao dịch chứng khoán. Mức lời của nhà đầu tư = 1000 x (10.730-8.850)= 1.880.000 đồng

Vào ngày đáo hạn:

Giả sử nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu MWG là 140.000 đồng. Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 1000/5*(140.000-120.000) = 4.000.000 đồng.

Mức lỗ của nhà đầu tư là: 4.000.000 đồng – 8.850.000 đồng ( tổng số tiền bỏ ra để sở hữu chứng quyền) = – 4.850.000 đồng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

  • Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.
  • Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.
  • Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW.
    Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.

Lợi ích, rủi ro đầu tư vào chứng quyền

Lợi ích:

  • Tỷ suất sinh lợi cao: CW có biên độ dao động giá lớn, về lý thuyết giá CW có thể biến động 100% – 200% hoặc hơn trong 1 ngày. Vậy kể từ khi nhà đầu tư mua CW đến ngày CW về (T+2) hoàn toàn có thể nhân đôi, nhân ba tài khoản. Điều này là không thể với Chứng khoán cơ sở do biên độ dao động 1 ngày chỉ là 7% – 15% tùy vào sàn giao dịch HNX, HSX hay Upcom
  • Xác định mức lỗ tối đa, lãi không giới hạn: nếu như giá chứng khoán cơ sở không đi theo dự kiến thì nhà đầu tư chỉ chịu lỗ tối đa bằng với phần phí mua chứng quyền. Phần phí này chỉ bằng 7% – 15% giá mua CKCS.
  • Giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở: nhà đầu tư có thể mua bán chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở tài khoản mới. NĐT không cần mở tài khoản Chứng khoán tại CTCK phát hành CW vẫn có thể giao dịch được CW đó trên sàn.
  • Vốn đầu tư thấp so với mua chứng khoán cơ sở: thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức vốn bỏ ra chỉ bằng một phần nhỏ (7%-15%).
  • Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: thanh toán tại ngày đáo hạn bằng tiền mặt do đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền của những cổ phiếu đã hết room.

Rủi ro:

  • Mất phí mua chứng quyền: nếu như tại ngày đáo hạn giá thanh toán (bình quân 5 phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đáo hạn) nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện chứng quyền đối với chứng quyền mua thì nhà đầu tư sẽ không được nhận thanh toán chênh lệch và mất toàn bộ phần phí mua chứng quyền.
  • Biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở: do chứng quyền có đòn bẩy cao nên giá chứng quyền biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở. Ví dụ, giá cổ phiếu A là 100 nghìn có biên độ giá trong ngày từ 93 – 107, giá chứng quyền của cổ phiếu A là 8 nghìn có biên độ giá trần sàn từ 1 – 15 nghìn.
  • Vòng đời giới hạn: Tại thời điểm đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được phần lãi chênh lệch (nếu có) từ Tổ chức phát hành CW. Sau đáo hạn, CW sẽ không còn niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.
  • Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Tổ chức phát hành có nghĩa vụ bắt buộc thanh toán phần chênh lệch lãi cho nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn do đó nhà đầu tư chịu rủi ro không nhận được phần này nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban chứng khoán đưa ra quy định phòng ngừa rủi ro và đặt cọc thanh toán như sau: Tổ chức phát hành phải mua vào chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro giá lên cho chứng quyền mua và phải đặt cọc 50% số tiền thu được từ phát hành chứng quyền.